--------------------------------------------------------------------------------
Đây là một phát hiện quan trọng trong công cuộc đi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Một nhóm các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh đá nằm ngoài hệ Mặt Trời, đây là một phát hiện quan trọng trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Corot 7b là một hành tinh có kích thước bằng với Trái Đất, nhưng ban ngày nhiệt độ của nó lại lên đến 1.500 độ C, có nghĩa là nó quá nóng để có thể duy trì một sự sống ở đó. Tuy nhiên, việc phát hiện ra hành tinh này cho chúng ta nhiều hy vọng rằng, có thể sẽ còn rất nhiều hành tinh khác 'mến khách' hơn trên khắp dải Thiên Hà bao la, rộng lớn.
Corot 7b có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao, cách chúng ta 500 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Kỳ Lân. Bao trùm toàn bộ bề mặt của nó là dung nham và nước sôi.
Corot 7b - hành tinh đá đầu tiên được các nhà khoa học
tìm thấy ngoài hệ Mặt Trời
Mặc dù trước đó, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 330 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, trong đó có khoảng 12 hành tinh thuộc thể rắn, nhưng đây là hành tinh nhỏ nhất và là hành tinh có cấu tạo bằng đá đầu tiên được tìm thấy ngoài hệ Mặt Trời.
"Đây là một ngày mà chúng tôi đã chờ đợi từ rất lâu", Sara Seager - một chuyên gia về hành tinh tại Viện Công nghệ Massachusetts. "Đó là Thế giới đá đầu tiên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta, nó sẽ mở ra một cánh cửa mới trong hành trình đi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Chúng tôi rất vui mừng về điều đó".
Các nhà khoa học cho rằng, để bắt đầu sự sống trên một một hành tinh, điều đầu tiên cần đó là bề mặt của nó phải vững chắc.
Hành tinh mới có quỹ đạo tương đối gần ngôi sao của nó, chúng chỉ cách nhau khoảng 1,5 triệu dăm. Trái Đất thì ngược lại, Trái đất cách Mặt Trời tận 93 triệu dặm. Các nhà khoa học cho rằng, khối lượng của hành tinh này gấp 5 lần khối lượng của Trái Đất. "Điều này khiến các nhà khoa học chúng tôi phải run lên vì ngạc nhiên", Didier Queloz- nhà thiên văn học người Thuỵ Sĩ - nhóm trưởng của đội nghiên cứu kinh ngạc nói.
Didier Queloz, nhà thiên văn học người Thuỵ Sĩ cùng với bức ảnh
hành tinhCorot 7b tại Đài quan sát Geneva ở Geneva, Thụy Sĩ
Hầu hết các hành tinh trong hệ Mặt Trời là những 'ống khổng lồ khí' như sao mộc hay sao thổ, chỉ có khoảng chục hành tinh đá được phát hiện.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể biết rõ chính xác mật độ của đá bao phủ trên hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Để làm được phép đo đó, các nhà thiên văn học đã phải quan sát bằng kính viễn vọng quang phổ (HARPS) đặt tại La Xinla (Chile) là 'cỗ máy săn hành tinh chính xác nhất thế giới'. Họ đã phải mất 70 giờ để quan sát được mật độ của nó. "Về cở bản, đây là một hành tinh đá, nó có một cái gì đó gần giống như Trái đất của chúng ta, chỉ có điều, nó lại ở quá gần mặt trời của nó", Artie Hatzes - người đồng khám phá ra hành tinh này, ông cũng là Giám đốc đài quan sát Thuringer ở Đức cho biết.
Chi tiết về khối lượng và mật độ đá phân bố trên hành tinh Corot 7b sẽ được các nhà khoa học công bố tại Đại hội Khoa học haàn tinh Châu Âu ở Barcelona và sẽ được đăng tải thông tin trên tạp chí Astronomy và Astrophysics.
Đây là một phát hiện quan trọng trong công cuộc đi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Một nhóm các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh đá nằm ngoài hệ Mặt Trời, đây là một phát hiện quan trọng trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Corot 7b là một hành tinh có kích thước bằng với Trái Đất, nhưng ban ngày nhiệt độ của nó lại lên đến 1.500 độ C, có nghĩa là nó quá nóng để có thể duy trì một sự sống ở đó. Tuy nhiên, việc phát hiện ra hành tinh này cho chúng ta nhiều hy vọng rằng, có thể sẽ còn rất nhiều hành tinh khác 'mến khách' hơn trên khắp dải Thiên Hà bao la, rộng lớn.
Corot 7b có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao, cách chúng ta 500 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Kỳ Lân. Bao trùm toàn bộ bề mặt của nó là dung nham và nước sôi.
Corot 7b - hành tinh đá đầu tiên được các nhà khoa học
tìm thấy ngoài hệ Mặt Trời
Mặc dù trước đó, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 330 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, trong đó có khoảng 12 hành tinh thuộc thể rắn, nhưng đây là hành tinh nhỏ nhất và là hành tinh có cấu tạo bằng đá đầu tiên được tìm thấy ngoài hệ Mặt Trời.
"Đây là một ngày mà chúng tôi đã chờ đợi từ rất lâu", Sara Seager - một chuyên gia về hành tinh tại Viện Công nghệ Massachusetts. "Đó là Thế giới đá đầu tiên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta, nó sẽ mở ra một cánh cửa mới trong hành trình đi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Chúng tôi rất vui mừng về điều đó".
Các nhà khoa học cho rằng, để bắt đầu sự sống trên một một hành tinh, điều đầu tiên cần đó là bề mặt của nó phải vững chắc.
Hành tinh mới có quỹ đạo tương đối gần ngôi sao của nó, chúng chỉ cách nhau khoảng 1,5 triệu dăm. Trái Đất thì ngược lại, Trái đất cách Mặt Trời tận 93 triệu dặm. Các nhà khoa học cho rằng, khối lượng của hành tinh này gấp 5 lần khối lượng của Trái Đất. "Điều này khiến các nhà khoa học chúng tôi phải run lên vì ngạc nhiên", Didier Queloz- nhà thiên văn học người Thuỵ Sĩ - nhóm trưởng của đội nghiên cứu kinh ngạc nói.
Didier Queloz, nhà thiên văn học người Thuỵ Sĩ cùng với bức ảnh
hành tinhCorot 7b tại Đài quan sát Geneva ở Geneva, Thụy Sĩ
Hầu hết các hành tinh trong hệ Mặt Trời là những 'ống khổng lồ khí' như sao mộc hay sao thổ, chỉ có khoảng chục hành tinh đá được phát hiện.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể biết rõ chính xác mật độ của đá bao phủ trên hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Để làm được phép đo đó, các nhà thiên văn học đã phải quan sát bằng kính viễn vọng quang phổ (HARPS) đặt tại La Xinla (Chile) là 'cỗ máy săn hành tinh chính xác nhất thế giới'. Họ đã phải mất 70 giờ để quan sát được mật độ của nó. "Về cở bản, đây là một hành tinh đá, nó có một cái gì đó gần giống như Trái đất của chúng ta, chỉ có điều, nó lại ở quá gần mặt trời của nó", Artie Hatzes - người đồng khám phá ra hành tinh này, ông cũng là Giám đốc đài quan sát Thuringer ở Đức cho biết.
Chi tiết về khối lượng và mật độ đá phân bố trên hành tinh Corot 7b sẽ được các nhà khoa học công bố tại Đại hội Khoa học haàn tinh Châu Âu ở Barcelona và sẽ được đăng tải thông tin trên tạp chí Astronomy và Astrophysics.